Dấu hiệu đau bao tử cần biết
1. Dấu hiệu đau bao tử nhẹ
Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh đau bao tử, mà nó sẽ hình thành những dấu hiệu đau bao tử khác nhau.
Khi chỉ mới mắc phải bệnh đau bao tử, thì hầu hết bệnh nhân đều xảy ra 4 triệu chứng phổ biến sau đây:
Cảm giác đầy bụng
Tình trạng đầy bụng sau khi ăn xong được liệt kê vào một trong những biểu hiện đầu tiên khi mắc phải bệnh đau bao tử.
Người bệnh thường có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, rất khó chịu kể cả khi ăn đã lâu.
Cảm giác đầy bụng khó chịu này sẽ giảm dần sau khi bạn hoạt động thể chất hoặc làm việc.
Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy chán ăn ở đợt tiếp theo, mệt mỏi, khó nuốt.
Nếu không cải thiện nhanh chóng, thì nó sẽ chuyển sang những triệu chứng nặng hơn.
Cảm giác đau rát và bụng cồn cào
Đau tức vùng bụng trên hay còn gọi là vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu điển hình khi vừa mới mắc bệnh viêm loét bao tử giai đoạn đầu.
Những cơn đau thất thường sẽ thường xuyên xuất hiện và ngày càng dày đặc hơn theo sự chuyển biến của bệnh.
Trong thời gian đầu khi mắc bệnh, tình trạng này chỉ xuất hiện mỗi khi bạn cảm thấy quá đói hoặc ăn quá no.
Cơ thể suy nhược, chán ăn
Khi chức năng của hệ tiêu hóa bị suy giảm và hoạt động không ổn định, sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy kén ăn, ăn không ngon.
Kèm theo đó là hiện tượng đắng miệng, mất cảm giác mùi vị món ăn cũng có thể xảy ra. Điều này sẽ làm cho bệnh nhân không thèm ăn, bỏ bữa.
Qua thời gian, cơ thể không được nạp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể.
Buồn nôn – dấu hiệu đau bao tử chuẩn
- Có thể nói, nôn và buồn nôn là một trong những triệu chứng chứng thường gặp của đại đa số bệnh nhân vừa mới mất bệnh đau bao tử.
- Khi hệ tiêu hóa hoạt động không khỏe mạnh, đặc biệt là bao tử tiết ra nhiều axit dịch vị.
- Nó sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác buồn nôn và nôn do hiện tượng trào ngược axit.
- Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài và không được khắc phục sẽ gây ra những tổn thương niêm mạc.
Đặc biệt hiện tượng trào ngược thức ăn sẽ gây rách thực quản, khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn.
2. Dấu hiệu đau bao tử nặng
Khi bệnh mới hình thành nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.
Và cũng chính là lúc bạn cần phải quan tâm đến sức khỏe của mình hơn ngay lúc này.
Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn ngoài các triệu chứng nhẹ như chán ăn, đầy hơi, bụng cồn cào thì sẽ có thêm những triệu chứng như:
Đại tiện ra máu, nôn mửa
Theo các chuyên gia y tế cho biết, nếu như bệnh nhân vừa nôn, kèm theo triệu chứng đại tiện có lẫn máu thì đây là một trong những triệu chứng đau bao tử giai đoạn nặng.
Do tác động của men tiêu hóa khiến cho máu bị trào gây ra hiện tượng xuất hiện máu màu đen hoặc nâu sẫm khi đại tiện.
Và xuất hiện máu đỏ tươi khi nôn mửa kèm theo một ít cặn bã từ thức ăn trước đó.
Đó là một trong những triệu chứng cho thấy bệnh đau bao tử cho đang chuyển sang giai đoạn nặng hơn.
Ngoài ra cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh như: viêm đại tràng, viêm ruột, chảy máu bao tử, loét bao tử tá tràng.
Những cơn đau thắt bao tử
- Cơn đau xuất hiện do tình trạng viêm loét của bao tử gây nên.
- Nhưng những cơn đau bao tử này chỉ kéo dài trong khoảng vài giờ đồng hồ và không xảy ra liên tục.
- Nhưng khi bệnh đã chuyển sang tình trạng ung thư, thì những cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn với tần suất nặng hơn.
Hiện tượng sụt cân bất thường
Cân nặng tăng lên giảm xuống thất thường là một trong những triệu chứng khi mắc phải bệnh đau bao tử.
Việc giảm cân và tăng cân một cách đột ngột cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bạn.
Đặc biệt giảm cân là một trong những triệu chứng thường thấy khi mắc phải bệnh đau bao tử.
Nguyên nhân là do đường ruột hoạt động bất ổn và kém. Hiệu quả lâu ngày khiến người bệnh hấp thu dinh dưỡng kém gây nên hiện tượng giảm cân rất nhanh.
3. Dấu hiệu đau bao tử khác
Đau bao tử cấp khác với bình thường, nó đau hơn rất nhiều. Nguyên nhân có thể do trúng thực, uống quá nhiều bia rượu, do vi khuẩn hp, hoặc do thường xuyên dùng thuốc chống viêm không steroid như aspirin, diclofenac…
Một số triệu chứng phổ biến là:
- Đau dữ dội vùng thượng vị kèm theo cảm giác nóng rát bao tử.
- Ợ hơi, ợ chua, sình bụng.
- Đi ngoài phân lỏng.
- Thường xuyên có cảm giác buồn nôn.
- Chán ăn.
4. Các phương pháp chuẩn đoán dấu hiệu đau bao tử
Thăm khám triệu chứng lâm sàng
Các triệu chứng điển hình của bệnh bao tử bao gồm:
- Đau bụng vùng thượng vị. Tùy vào biểu hiện từng cơn đau bác sĩ có thể chuẩn đoán được về bệnh bao tử bao gồm. Đau có chu kỳ (loét bao tử, loét tá tràng), đau không chu kỳ (đau do viêm bao tử-tá tràng hoặc ung thư bao tử). Đau có lan xuyên (loét bao tử lan lên trên và sang trái), loét hành tá tràng (lan ra sau lưng và sang phải); Liên quan đến bữa ăn. Loét bao tử đau khi no, loét hành tá tràng đau khi đói, ăn vào hết đau.
- Ợ chua có thể gặp ở các bệnh bao tử. Viêm loét bao tử tá tràng, hẹp môn vị, rối loạn chức năng cơ vòng tâm vị. Ngoài ra, ợ có thể gặp ở các bệnh ngoài bao tử như: suy gan, hội chứng bán tắc ruột.
- Nôn và buồn nôn. Nôn và buồn nôn là biểu hiện của bệnh viêm bao tử, loét bao tử – tá tràng. Ung thư bao tử, hẹp môn bị, chảy máu bao tử
- Chảy máu: Có thể là một triệu chứng, có thể là một biến chứng. Viêm bao tử cấp do thuốc, ung thư bao tử, loét bao tử tá tràng, u lành bao tử (polip, u mạch).
- Triệu chứng thực thể. Điểm thượng vị ấn đau (loét bao tử), điểm môn vị-hành tá tràng ấn đau (loét hành tá tràng), dấu hiệu óc ách lúc đói (+), Bouveret (+): gặp trong hẹp môn vị, gõ thượng vị đau: gặp trong viêm bao tử…
X-quang
Chụp X quang phát hiện ổ loét và đặc biệt hữu ích để phát hiện khối u trong bao tử. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát trực tiếp tình trạng của niêm mạc bao tử về kích thước, vị trí và chức năng…để có thể xác định chính xác xem có mắc bệnh hay không, tình trạng bệnh như thế nào.
Một số hình ảnh bệnh lý:
- Thay đổi niêm mạc: To, nhỏ hoặc không đều.
- Thay đổi ở thành bao tử: Có ổ đọng thuốc ở bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, có đoạn cứng, hành tá tràng biến dạng.
Các dấu hiệu khác mà X quang phát hiện:
- Rối loạn vận động: Co thắt, xoắn.
- Rối loạn trương lực: Tăng hoặc giảm.
- Thoát vị hoành.
- Các khối u bao tử (hình khuyết).
Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP
Test thở. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống uống 1 viên thuốc hoặc 1 dung dịch có chứa phân tử Carbon đồng vị C13 hoặc C14 và sau khi uống thuốc khoảng 20 phút để tìm vi khuẩn có trong bao tử. Nếu có vi khuẩn Hp trong bao tử thì vi khuẩn Hp sẽ phân hủy Ure tạo thành khí Carbonic. Bằng cách đo lường lượng phân tử C13 và C14 thoát ra trong khí Carbonic. Người ta sẽ xác định được vi khuẩn Hp có hoạt động trong bao tử hay không. Trong trường hợp nồng độ CO2 ở mẫu sau khi uống thuốc cao hơn trước khi dùng thuốc. Khả năng cao người bệnh đã có vi khuẩn HP tồn tại trong bao tử. Có nguy cơ cao mắc các bệnh lý viêm loét, ung thư bao tử,…
Xét nghiệm phân. Một lượng phân nhỏ của người bệnh được cho vào trong ống nghiệm. Hóa chất và chất tạo màu đặc biệt được thêm vào. Kết thúc xét nghiệm. Nếu trong ống xét nghiệm xuất hiện màu xanh dương thì chứng tỏ là có vi khuẩn Hp trong mẫu. Trong 2 tuần trước khi làm xét nghiệm người bệnh không được phép sử dụng một số loại thuốc. Như kháng sinh, thuốc trung hòa acid bao tử, bismuth, thuốc bao vết loét bao tử, thuốc kháng acid.
Xét nghiệm gastrin
Gastrin là một hormon tiêu hóa có tác dụng kích thích tiết acid bao tử. Gastrin được sản xuất bởi tế bào G của tá tràng và vùng hang vị trong môn vị của bao tử. Gastrin tồn tại dưới 3 dạng chính: Gastrin-34, Gastrin-17 và Gastrin -14.
Gastrin đóng vai trò chính trong việc xác định Hội chứng Zollinger-Ellison. Trong hội chứng này có sự tăng sản xuất Gastrin làm bao tử sản xuất dư thừa acid HCl, gây loét bao tử. Nguyên nhân thường do khối u ở tá tràng hay tụy làm tăng sản xuất Gastrin.
– Nồng độ Gastrin cao còn gặp trong một số trường hợp khác:
- Trường hợp bị suy giảm tiết acid bao tử, ví dụ như trong bệnh thiếu máu ác tính.
- Tắc nghẽn môn vị kèm trướng hang vị
- Sau thủ thuật cắt thần kinh phế vị
- Một số bệnh viêm loét đường tiêu hóa thông thường.
Lưu ý: Trước khi làm xét nghiệm Gastrin, người bệnh phải nhịn ăn qua đêm, tối thiểu là 12 giờ.
Nội soi bao tử
Nội soi dạ dày là dùng một ống soi mềm để quan sát thực quản, bao tử, hành tá tràng và tá tràng. Bác sĩ có thể sử dụng những dụng cụ đặc biệt để lấy dị vật hay cắt polyp, cầm máu,…
Nội soi là một phương pháp an toàn. Biến chứng có thể có gồm xây xát niêm mạc, nhiễm trùng, chảy máu, rách – thủng do bệnh nhân không hợp tác hoặc thủng bít có từ trước. Các biến chứng chủ yếu xảy ra khi bệnh nhân không phối hợp, còn các thủ thuật nội soi chẩn đoán rất hiếm khi gây ra biến chứng.
Nội soi bao tử giúp bạn xác định rõ được nguyên nhân xảy ra những triệu chứng trên có phải do ảnh hưởng của căn bệnh đau bao tử hay không. Giúp phát hiện ra những dấu hiệu tổn thương của bao tử như: nhiễm trùng, viêm loét, chảy máu bao tử.
Giống như những việc tìm thuốc đau dạ có tác dụng phù hợp, bạn cũng cần biết phương pháp có nội soi tốt. Nội soi công nghệ cao là một phương pháp đưa ra kết quả chính xác hơn cả phương pháp X-quang. Bởi nó có khả năng phát hiện ra những tổn thương, những vết viêm loét hay giãn tĩnh mạch ở thực quản, tá tràng, bao tử. Qua đó, các bác sỹ có thể có kết quả chuẩn xác nhằm đưa ra phương án điều trị bệnh đau bao tử cho người bệnh
5. Đau dạ dày nên kiêng gì?
Bên cạnh những món ăn để trị bệnh đau dạ dày hiệu quả như trên. Người bệnh cũng cần phải biết phòng tránh một số loại thực phẩm không tốt cho căn bệnh này như sau.
Đau dạ dày kiêng cay
Các gia vị cay sẽ làm tăng lượng acid trong dạ dày và khiến cho chứng viêm dạ dày trở nên nặng hơn. Không chỉ vậy, các thực phẩm cay còn gây kích ứng dạ dày, làm những vết viêm trong bộ phận này trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến các vết loét. Do đó, nếu bạn có dạ dày đã yếu thì nên tránh ăn quá cay để bảo vệ sức khỏe dạ dày tốt hơn.
Thực phẩm từ sữa chứa nhiều đường
Thực phẩm từ sữa có chứa lactose không phù hợp với bệnh nhân bị đau dạ dày. Khi không dễ dàng để dung nạp và tiêu hóa lactose sau khi ăn sẽ dẫn đến bị đầy hơi bụng
Mỗi khi uống sữa mà xuất hiện các triệu chứng thì nên tránh xa các sản phẩm từ sữa. Nhất là khi đói thì càng không nên uống sữa, bởi nó sẽ gây hại dạ dày nhiều hơn.
Đau dạ dày kiêng các loại đậu
Đa số các loại đậu đều có chứa một loại đường thuộc nhóm carbs và có tên gọi là FODMAPs. Đối với người khỏe mạnh, FODMAPs chỉ cung cấp nhiên liệu cho các vi khuẩn tiêu hóa có lợi
Thế nhưng, đối với những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc bị đau dạ dày. Một loại khí khác được hình thành trong quá trình lên men sẽ gây ra sự đầy hơi, khó tiêu, đau bụng
Thực phẩm giàu chất béo
Những món ăn giàu chất béo thường gây ra sự kích thích co thắt đường tiêu hóa. Vấn đề này dẫn đến chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày, từ đó làm tăng bệnh táo bón.
Cùng với đó, thực phẩm này sẽ khiến cho khả năng vận động của hệ tiêu hóa nhiều hơn, mệt mỏi. Nếu hoạt động lâu sẽ dần đến nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Vì vậy, bệnh nhân cần tránh xa việc ăn các thực phẩm giàu chất béo như các loại hạt, thịt và pho mát…
Các chất kích thích
Không chỉ riêng gì bệnh đau dạ dày mà đối với tất cả các bệnh, những chất kích thích như rượu bia, cà phê đặc, trà đặc, thuốc lá… Tất cả đều được liệt vào danh sách cấm. Bởi nó chỉ khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn mà thôi.
Nếu không kiêng cữ chất kích thích có nguy cơ làm thủng dạ dày hay chảy máu dạ dày. Tốt nhất nên tránh xa những đồ uống trên.
Đồ ăn thức uống lạnh
Thông thường, bệnh nhân bị đau dạ dày có chức năng tiêu hóa rất kém. Vì thế, khi ăn lạnh hệ tiêu hóa dễ bị kích thích và hoạt động mạnh hơn khiến bệnh ngày càng trầm trọng.
Nếu bạn uống đồ lạnh vào sẽ khiến cho dạ dày phải mở rộng mạch máu quá mức đồng thời làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan khác.